BÀI HỌC DÀNH CHO KẺ "HIẾU THẮNG" TRONG TÌNH YÊU 2

BÀI HỌC DÀNH CHO KẺ "HIẾU THẮNG" TRONG TÌNH YÊU 2

Trong một mối quan hệ, người có xu hướng "mạnh mẽ" hơn thường thiếu bình đẳng, họ tỏ ra hiếu thắng và thích so sánh với đối phương, bởi họ đánh giá mọi thứ bằng tâm thắng thua, vì vậy những người ở bên cạnh họ thường bị đặt vào trạng thái đối đầu đầy căng thẳng và áp lực.

Phần lớn nguyên nhân dẫn tới mô thức này là trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường đánh giá hành vi của trẻ bằng tư duy thắng thua, vì vậy trẻ sẽ rất dễ hình thành mô thức tư duy "thắng thua quyết định tất cả".

 

Hạt giống "mình không được thua" sẽ bén rễ trong tiềm thức của trẻ, kết quả là sau khi lớn lên, họ giành được của cải vật chất hoặc địa vị cao trong xã hội, nhưng lại để mất mối quan hệ quan trọng nhất của mình chỉ vì tính hiếu thắng và ganh đua đó.

 

Người dám thừa nhận mình yếu đuối mới là người mạnh mẽ!

 

Nhiều người để bảo vệ niềm tin "không được thua" của mình mà bất chấp mọi thứ, kể cả mối quan hệ gắn kết của chính bản thân. Cũng vì vậy mà giá trị bản thân của một kẻ ganh đua sẽ ngàng càng thấp, vì thua trong bất kì lĩnh vực nào sẽ làm nội tâm họ trở nên yếu đuối.

 

Họ không thể chấp nhân sự thật là mình thua, cũng không thể chấp nhận mình có điểm yếu, vì vậy họ luôn trong trạng thái căng như dây đàn, ép mình không được tỏ ra yếu đuối và sợ sệt. Dần dần, hạnh phúc trong tay biến thành cát, càng nắm chặt càng rơi nhiều, cuối cùng không còn một hạt nào.

 

Thực ra, người dám tỏ ra yếu đuối, dám thừa nhận mình cần dựa dẫm mới là người mạnh mẽ. Vì họ xa rời các niềm tin bị nhiễm virus như bất lực, vô vọng, vô giá trị.

BÀI HỌC DÀNH CHO KẺ "HIẾU THẮNG" TRONG TÌNH YÊU 2

HP STORE

Danh mục bài viết :